Tư vấn 24/7
hoàn toàn miễn phí
Vận chuyển
miễn phí nội thành
Thanh toán tiền
khi nhân hàng
ZERO EXPORT - GIẢI PHÁP NGĂN ĐIỆN MẶT TRỜI PHÁT NGƯỢC LÊN LƯỚI

ZERO EXPORT - GIẢI PHÁP NGĂN ĐIỆN MẶT TRỜI PHÁT NGƯỢC LÊN LƯỚI

Giải pháp Zero Export là giải pháp giúp đảm bảo không cho lượng điện dư thừa không chảy ra lưới điện mà chỉ sử dụng phục vụ phụ tải, thiết bị này được lắp đặt trong hệ thống hoà lưới bám tải hoặc được tích hợp sẵn trong Inverter Solar. Hãy cùng Niitech tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về giải pháp này nhé.

 

Tổng quan về giải pháp Zero Export

Thời gian qua, việc phát triển điện mặt trời  tại Việt Nam đạt được nhiều tích cực do quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời (ĐMT). Tuy nhiên, chính sách mua điện của EVN đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2020 cho đến thời điểm này vẫn chưa có chính sách mới. Từ thời điểm đó đến nay, giải pháp điện mặt trời lưu trữ hybrid được nhiều người quan tâm và lắp đặt nhưng chi phí đầu tư cao hơn so với giải pháp điện mặt trời hoà lưới.

 

Để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu cũng như linh hoạt chuyển đổi khi có giá mua điện mới, giải pháp Zero Export được nhiều khách hàng quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Vậy giải pháp Zero Export là gì ? Nguyên lý hoạt động của Zero Export ra sao ? Khi nào nên sử dụng giải pháp Zero Export ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

Giải pháp Zero Export là gì ?

Zero Export” là giải pháp đảm bảo không có lượng điện dư thừa nào từ hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời tạo ra và phát ngược trở lại lưới điện. Nó đảm bảo Inverter (biến tần) chỉ cung cấp đủ lượng điện năng để đáp ứng nhu cầu phụ tải tiêu thụ (hay còn gọi là chức năng bám tải). Còn tất cả điện năng sản sinh dư thừa của hệ thống đều sẽ được tiêu tán dưới dạng nhiệt. Zero Export là thiết bị rời có thể được lắp thêm trong hệ thống hoặc được tích hợp sẵn vào bộ inverter.

 

Nguyên lý hoạt động của Zero Export ?

Khi dòng điện hệ thống điện mặt trời sắp cấp trở lại lưới điện, bộ điều khiển và đo đếm SPA (CT) sẽ phát hiện và sau đó SPA sẽ gửi lệnh giới hạn công suất đến các bộ Inverter (biến tần) thông qua giao tiếp RS485 (Modbus RTU/TCP) để đảm bảo công suất hệ thống điện mặt trời có thể bằng với công suất phụ tải tiêu thụ và đảm bảo dòng điện điện mặt trời sẽ không cấp ngược trở lại lưới điện, đó được gọi là “Zero Export”.

 

 

Giải thuật điều khiển :

Bước 1: Module Zero Export lấy công suất P từ tải trong thời gian T1.

Bước 2: Module Zero Export tính toán và so sánh công suất P tải và P phát điện từ hệ thống điện mặt trời trong khoảng thời gian T2.

Bước 3: Module Zero Export gởi lệnh điều khiển tới các Inverter để tăng/giảm công suất phát so với P tải tại bước 1.

Tổng thời gian điều khiển t = (T1+T2)*N + T3;

 

Trong đó:

- N - số Inverter trên chuỗi điều khiển.

- Thời gian đáp ứng lệnh sau khi Inverter thực hiện tăng hoặc giảm công suất dao động từ 5-15s từ khi nhận được lệnh từ Zero_Export Module tùy hãng sản xuất Inverter.

 

Như vậy chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về Zero Export như sau:

  1. Trường hợp P phát solar < P tải: Công suất phát từ hệ thống điện mặt trời nhỏ hơn công suất tải tiêu thụ nên giống các hệ thống Solar đơn thuần và hệ thống điện lưới cấp thêm phần còn thiếu vào.
  2. Trường hợp P phát solar > P tải: Công suất phát từ hệ thống điện mặt trời > Công suất phụ tải tải tiêu thụ thì Module Zero Export sẽ gởi các lệnh tới Inverter thông qua giao thức Modbus để thực hiện giảm việc phát điện mặt trời phù hợp với phụ tải tiêu thụ và ngăn không cho phát ngược lên lưới điện.

 

Thời gian điều khiển của Zero Export phụ thuộc vào:

- Tốc độ Baudrate của các thiết bị setting Modbus bao gồm đồng hồ Kwh Meter, biến tần Inverter…

- Khoảng cách dây dẫn đến khoảng cách giữa các biến tần Inverter

- Chủng loại cáp điện dùng được dùng kết nối Modbus.

- Phụ thuộc vào số lượng Points ( điểm lấy dữ liệu điều khiển/hiển thị/ tính toán…)

 

Lợi ích do giải pháp Zero Export mang lại

- Cung cấp khả năng kiểm soát điện năng theo thời gian thực. Từ đó sẽ giảm sản lượng năng lượng mặt trời trong trường hợp tải tiêu thụ thấp hoặc không có tải.

- Đảm bảo không có nguồn cấp ngược được phát trở lại lưới điện.

- Hệ thống này đồng thời hoạt động giống một trình ghi dữ liệu và cung cấp giám sát dữ liệu lịch sử và thời gian thực trên nền tảng quản lý năng lượng mặt trời.

- Zero Export hỗ trợ tính toán lượng điện tiết giảm bằng cách ước tính năng lượng bị điều tiết giảm do tác động của thiết bị trong khoảng thời gian 10 phút.

- Giải pháp này rất phù hợp với hộ gia đình, cơ quan, nhà xưởng… có mức tiêu thụ điện vao vào ban ngày muốn tiết giảm hóa đơn tiền điện bằng việc sử dụng nguồn năng lượng sạch.

 

Solar Niitech Technology – Đơn vị cung cấp giải pháp Zero Export uy tín

Đối với dự án lắp đặt Zero Export, đội ngũ kỹ sư, chuyên gia điện mặt trời của NIITECH  sẽ khảo sát thông số tải tiêu thụ, cấu trúc hệ thống điện hiện hữu và nhu cầu back-up nguồn điện cho các tải quan trọng, thời gian tải sử dụng… để tư vấn và đưa ra các phương án triển khai, thiết kế hệ thống điện mặt trời hoà lưới bám tải phù hợp, quản lý nguồn điện hiệu quả, duy trì nguồn cấp liên tục cho tải ưu tiên và các thiết bị khác trong gia đình.

Niitech cam kết đồng hành cùng khách hàng sau khi dự án đi vào hoạt động, cam kết bảo hành thiết bị, hiệu suất và hỗ trợ kỹ thuật 24/24.

Chia sẻ:

Bình luận

Đối tác của chúng tôi

fronius
Ngân hàng ACB
CÔNG TY CỔ PHẦN AN THỊNH SÀI GÒN
Tổng Công ty CP Công trình Viettel
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG SOLAR Z
jinko solar
evecharger
thiết bị điện
SOLAX POWER
ASTRONERGY
Inverter solis GinLong